Giỏ hàng
Quản lý, lãnh đạo có bao giờ mắc lỗi? Những lỗi đó là gì?

JoyUni Founder Team's BlogNgày: 21-12-2022 bởi: Mkt exe

Quản lý, lãnh đạo có bao giờ mắc lỗi? Những lỗi đó là gì?

Dù bạn là một người thông minh, tài giỏi và nhiều kinh nghiệm làm việc đến đâu. Nhưng khi bạn làm quản lý, lãnh đạo hay thậm chí là chủ doanh nghiệp, JoyUni chắc chắn rằng bạn vẫn sẽ mắc lỗi vì chúng ta đều là con người, mà con người thì không ai hoàn hảo 100%.
 
Không một người lãnh đạo nào thích nhân viên của mình bị áp lực, thiếu động lực làm việc, lười cống hiến, không chủ động trong công việc,... 
Nhưng thực tế luôn phũ phàng, có rất nhiều lãnh đạo, kể cả cấp cao nhất, mắc phải những sai lầm trong hành vi thúc đẩy những hệ quả nói trên.

 

Trong 2 năm sáng lập và mở rất nhiều lớp đào tạo kỹ năng cho cấp lãnh đạo từ cấp trung, tới cấp cao, JoyUni nhận thấy phần lớn người lãnh đạo đều không biết mình đang làm sai trong hành vi cư xử với cấp dưới. Nói cách khác chính là điểm mù về nhận thức bản thân – điều người khác nhìn thấy được còn bản thân mình không thấy. Phải đến lúc học xong khoá Quyền lực mềm, mọi người mới nhận ra các hành vi xấu đó, cùng thừa nhận và thay đổi để giúp doanh nghiệp ngày một phát triển hơn.

 

Dưới đây là những lỗi thường gặp ở các nhà quản lý, lãnh đạo yếu kém. Bạn hãy xem mình có những hành xử tương tự hay không nhé

 

  • Không truyền đạt thông tin rõ ràng cho nhân viên

Thông tin là quyền lực tối ưu giúp nhân viên hoàn thành công việc nhanh chóng và đúng yêu cầu. Thông tin càng hoàn chỉnh và càng chính xác thì nhân viên sẽ thể hiện tốt năng lực của họ và phục vụ cho khách hàng của công ty tốt hơn.
 

  • Chỉ lo khắc phục hậu quả thật nhanh mà không xem xét nhiều phương án

Việc bạn khắc phục lỗi lầm nhanh chóng có thể giải quyết nhiều vấn đề trước mắt chứ không chấm dứt những việc dai dẳng sau này. Hãy dành thời gian suy nghĩ cặn kẽ về gốc rễ của vấn đề và đưa ra các chiến lược giải quyết vấn đề một cách thấu đáo.
 

  • Không phân công nhân viên hợp lý

Không một người lãnh đạo nào có thể tự mình làm hết tất cả mọi việc. Việc này chẳng mang lại hiệu quả gì mà còn phí phạm nguồn nhân tài bạn đang có. Khi bạn phân công nhân viên hợp lý, bạn sẽ làm được nhiều việc hơn và mức độ hiệu quả cao hơn.

 

  • Không đề ra mục tiêu cho nhân viên

Bạn không được để nhân viên của mình tự bơi. Là cấp trên, bạn luôn phải đề ra các mục tiêu thực tế và có khả năng hoàn thành cao cho nhân viên và hướng dẫn họ nỗ lực thế nào để giúp công ty đạt được mục tiêu.
 

  • Không chấp nhận thay đổi

Xu hướng hiện nay là chấp nhận những thay đổi chóng mặt trong môi trường kinh doanh và phải tận dụng những thay đổi này để đưa công ty đi lên. Nếu bạn không chấp nhận thay đổi, đối thủ cạnh tranh sẽ vượt lên dẫn đầu. Hãy học cách ứng phó với thay đổi và xem những thay đổi là cơ hội tốt cho bạn.

 

  • Không công nhận thành quả của nhân viên

Chỉ cần những hành động nhỏ của bạn (và cũng chẳng mất nhiều tiền) là đã tạo thêm động lực cho nhân viên, ví dụ một lời cảm ơn chân thành sẽ làm nhân viên vui vẻ suốt cả ngày làm việc.
 

  • Lúc nào cũng nghiêm trọng hóa vấn đề

Bạn luôn phải đảm bảo rằng môi trường làm việc ở công ty là nơi nhân viên làm việc mỗi ngày và dành nhiều thời gian hơn cả ở nhà họ. Do đó hãy luôn tạo ra bầu không khí hài hòa, vui vẻ cho mọi người.

 

Ở JoyUni - Học viện đào tạo kiến thức kinh doanh và phát triển sức bền tinh thần cho lãnh đạo, từ các kinh nghiệm thực tiễn, từ những "Nỗi đau" của chị Vũ Hạnh Hoa - Founder/CEO JoyUni. Chúng tôi hiểu những rào cản tâm lý của lãnh đạo đối với việc thay đổi, và nhu cầu nhìn thấy kết quả của họ. Vậy nên đó là một trong số những lý do khiến khoá học Quyền lực mềm ra đời

 

Hi vọng bài viết này sẽ giúp quản lý lãnh đạo nào đọc nó tò mò hơn với việc tự đánh giá và nhìn nhận lại bản thân. JoyUni tin rằng mỗi ngày bạn sẽ trở lên tốt hơn rất nhiều nên chịu lắng nghe, thấu hiểu. Hẹn gặp bạn ở khoá học tiếp theo trong năm 2023 cùng JoyUni nhé.