Giỏ hàng
Lý do gì khiến mọi người ngại thay đổi bản thân?

JoyUni Founder Team's BlogNgày: 20-12-2022 bởi: Mkt exe

Lý do gì khiến mọi người ngại thay đổi bản thân?

Thay đổi là một chu trình tất yếu của cuộc sống. Nhưng dù biết điều ấy, chúng ta vẫn thường rất ngại phải đối diện với những điều mới.

 

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng muốn bản thân thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn. Giữa vô vàn triết lý sống nổi tiếng Ikigai, Wabi Sabi, Hygge hay Lagom... đều là những tinh túy của các nền văn minh - các bạn có tự hỏi rằng liệu mình tiếp thu và áp dụng được mấy phần?

Ai ai trong chúng ta cũng muốn một cuộc sống giàu có, một cuộc đời thành công, một cuộc sống tốt đẹp hơn. Con người là cỗ máy với những ham muốn vô hạn. Sự ham muốn này chỉ đóng một phần nhỏ trong quá trình ra quyết định và quá trình thay đổi bản thân.

Quá trình thay đổi bản thân đòi hỏi nhiều hơn vậy. Nếu mọi việc trở nên dễ dàng, chắc hẳn ai cũng có một cuộc sống như ý rồi. Và một sự thật phũ phàng rằng đại đa số chúng ta chỉ muốn thì nhiều nhưng thành quả đạt được lại không được là bao nhiêu. Dưới đây là 4 lý do JoyUni nghĩ rằng rất nhiều người đang gặp phải:

 
1. Không thấy được lợi ích của sự thay đổi - Sự thay đổi này mang lại lợi ích gì cho tôi?

Trên thực tế, thay đổi một thói quen, bản thân hay cuộc sống cũng đều là một hành trình gian khó. Điều này đòi hỏi ở bạn một động lực nhất định. Vì thế, nếu chưa nhìn thấy những lợi ích, hoặc nó chưa đủ sức mạnh để bạn tự phá bỏ rào cản, sẽ không ai muốn lựa chọn thay đổi.

Ngoài ra, không nhìn thấy được các ưu điểm cũng đồng nghĩa với việc bạn chưa tìm ra đích đến. Nó sẽ khiến chúng ta cảm thấy mịt mù trước tương lai, không có sự bảm đảm cho sự đổi mới. Và cũng thật khó để thuyết phục chính mình phải thay đổi bản thân.

 

2. Không biết rõ cái giá phải trả để có được lợi ích từ sự thay đổi

Lãnh đạo cần làm rõ cho người nhân viên của mình hiểu rằng là, để thực hiện sự thay đổi đó, người nhân viên sẽ cần phải làm những công việc cụ thể gì. Vì rất nhiều người sợ, lo lắng về những việc mơ hồ mà mình không hiểu, không nắm rõ. Họ luôn nghĩ rằng họ sẽ phải tốn nhiều công sức vào việc thay đổi bản thân, nếu được người lãnh đạo giải thích chi tiết, tạo ra sự rõ ràng thì nhân viên sẽ hiểu là không cần quá tốn công sức để thực hiện sự thay đổi. Lợi ích lớn và giá phải trả không nhiều, khi đó sự phản đối sẽ không còn nữa.

 

3. Không được tham gia vào thiết kế sự thay đổi

Bạn có thể nhìn nhận một cách đơn giản rằng bạn là một cá nhân có tính cách, bản sắc và nhận thức riêng. Người khác cũng có những đặc trưng riêng, lãnh đạo cũng vậy. Nếu áp đặt bạn theo một khuôn mẫu, bắt phải thực hiện theo thì chúng ta rất dễ thể hiện sự bất đồng, cảm thấy không được tôn trọng.

 

4. Không tin tưởng người thiết kế sự thay đổi

Một trong những tố chất quan trọng của người lãnh đạo tài ba chính là khả năng truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên để họ có thêm động lực làm tốt công việc của mình. Chính yếu tố truyền lửa cho nhân viên sẽ kích thích niềm hứng khởi trong công việc của mỗi nhân viên, tạo nên nguồn năng lượng dồi dào, phát huy hiệu quả lao động và tạo niềm tin tưởng tuyệt đối từ phía đối tác, khách hàng bằng tinh thần làm việc hăng say của toàn thể công ty. Nhưng không phải nhà lãnh đạo nào cũng có thể làm và hiểu được như vậy, rất nhiều người chưa có được niềm tin của nhân viên. Họ cảm thấy sếp mình chưa làm gương, chưa đủ uy tín để mình phải tuân thủ theo.

Ở một thời đại mọi thứ thay đổi hằng ngày như hiện nay, “bất động” luôn là một điểm yếu. Bên cạnh đó, sau một thời gian chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh, chúng ta đều phần nào thấy được sự quan trọng của việc luôn phải thay đổi, thích nghi cùng những điều mới.

 

Nguồn: Ms. Vũ Hạnh Hoa - Founder/CEO JoyUni