Giỏ hàng
Nguyên nhân khiến nhân viên thiếu tự tin, chủ động & giải pháp

JoyUni Founder Team's BlogNgày: 16-03-2022 bởi: Mkt exe

Nguyên nhân khiến nhân viên thiếu tự tin, chủ động & giải pháp

Công việc vốn được coi là một phần quan trọng của cuộc sống mỗi con người. Công việc làm nên khí chất, danh tiếng. Thế nhưng thông thường không phải ai cũng có thể làm tốt phần quan trọng đó, không phải vì bản thân kém năng lực, chỉ đơn giản là vì thiếu tự tin thể hiện. Nếu như muốn thành công trong công việc, tự tin là một ký năng bạn nên học cách thể hiện. Vậy nguyên nhân gì khiến bạn thiếu tự tin, giải pháp khắc phục điều này là gì, hãy cùng JoyUni tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân khiến nhân viên thiếu tự tin và thiếu chủ động

1. Sợ bị phán xét:

Không nói thì không ai biết mình kém, mình nói ra lại bị nhận xét là "bạn này kém quá, nói năng khó hiểu, kém thuyết phục,...có thế mà cũng nói, có thế mà cũng hỏi, giải thích mãi mà vẫn phải hỏi".

2. Sợ chịu trách nhiệm:

  • Nếu mình đóng góp ý kiến, sau này làm theo ý đó mà kết quả không tốt thì mọi người lại đổ lỗi cho mình, thà không nói gì còn hơn.
  • Cứ theo ý người khác, nếu không được thì người ta mới là người phải chịu trách nhiệm.
3. Không biết phải nói gì, phải hỏi gì:
  • Vì có quá ít kinh nghiệm, kiến thức nên không biết đóng góp ý kiến
  • Vì thiếu thói quen và khả năng phản biện nên không biết đặt câu hỏi.

4. Tính cách vốn thuộc tuýp người hướng nội, rụt rè, ngại chia sẻ trước đám đông

5. Nghĩ rằng ý kiến mình không quan trọng, mình có đóng góp thì cũng không được lắng nghe, lại còn bị người khác coi là chơi trội, thích thể hiện trước mặt sếp.
 
Giải pháp để tăng sự tự tin và chủ động, nhiệt tình cho nhân viên

1. Giúp giảm nỗi sợ bị phán xét
  • Sếp tự điều chỉnh nỗi sợ bị phán xét trong mình
Bản thân sếp cũng có một số lo lắng:
- Mình sẽ phải làm một số thứ theo cách mới, liệu thành viên BGĐ có ủng hộ không, nếu kết quả chưa tốt thì mọi người có xì xào không.
- Liệu mình giúp họ tự tin hơn, chủ động hơn thì liệu họ có bị quá đà, rồi sau này mình lại chạy theo giải quyết hậu quả không.
 
  • Sếp tự đưa ra quyết định:
- Mình sẽ thay đổi cách làm, sẽ thử nghiệm một số cách để giúp nhân viên năng động, tự tin.
- Có thể nhiều cách sẽ gặp phải sự phản đối, chưa hiệu quả ngay
- Chỉ cần mình thực sự hiểu rõ ràng: mình làm điều này để giúp chính mình, và cũng sẽ tốt cho nhân viên, thì dần dần nhân viên hiểu
- Có thể có rào cản khi mình thay đổi, nhưng sai đâu sửa đó "jusst do ot"
 
  • Sếp thay đổi cách giao tiếp với mục đích rút ngắn khoảng cách với nhân viên, để nhân viên bớt sợ:
- Nói nhỏ hơn, chậm hơn, ít hơn
- Nói ít quả quyết hơn, ít tạo cảm giác áp đặt
- Mục đích nói là để tạo sự thoải mái, truyền cảm hứng cho người khác nói, không phải để thể hiện "chị mới là người có kinh nghiệm, chị mới là người biết rất nhiều thứ..."
- Đặt câu hỏi để nhân viên buộc phải chia sẻ 
 
2. Giúp giảm nỗi sợ phải chịu trách nhiệm
Đưa ra luật:
  • Nhân viên chỉ đề xuất, BGĐ là người đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cuối cùng
  • Lãnh đạo không bao giờ đổ lỗi
3. Giúp vượt qua rào cản không biết nói gì, hỏi gì
  • Dạy về tư duy phản biện
  • Hỏi lần lượt từng người để ai cũng phải nói
  • Khi mọi người nói thì sếp lắng nghe, chắt lọc ý và động viên để nâng đỡ
  • Cải tổ hoạt động đào tạo nội bộ để nhân viên được nâng cao năng lực liên tục

4. Vượt qua rào cản những người hướng nội, rụt rè
  • Phát hiện những người có tiềm năng
  • Sếp giao tiếp 1:1 nhiều hơn để tạo kết nối sâu, tạo sự tin tưởng quý mến
5. Vượt qua rào cản "mình không quan trọng, đồ thích thể thiện"
Sếp nhắc đi nhắc lại: "Các em đừng nghĩ ý kiến mình không quan trọng, các em có ưu điểm là ở gần nhân viên, gần khách hàng hơn chị, nên các góc nhìn của em rất quan trọng với chị. Việc của các em là chia sẻ, việc của chị là chọn ra các thông tin hữu ích, càng có nhiều thông tin, chị chọn lọc càng nhiều.
 
Sếp tự kể câu chuyện: Ngày xưa chị toàn bị coi là nịnh sếp, nhưng chính vì ở gần sếp, thân với sếp mà chị học được rất nhiều điều. Hãy tập trung vào thứ mình muốn, mình nghĩ, chỉ cần mình ở gần sếp với mong muốn học hỏi, không phải xu nịnh, dần dần mọi người sẽ hiểu.